___________________________

Đèn Giây
Đèn Măng Sông
Đèn Hoa Kỳ
Đèn Bóng
Đèn Chong
Đèn Hột
___________________________

Đèn Giây - (Hanging Kerosene Lamps):

Còn được gọi là "đèn 3-giây" vì phải treo lên trần nhà bằng 3 sợi giây xích sắt, vì đèn khá nặng và cao (khoảng 2m). Phần cuối của đèn là một bình chứa thường bằng sắc hay đồng đặt, bên trong để cái đèn Hoa-Kỳ loại thắp, không có chưn. Trên là chụp đèn bằng thủy tinh lớn khoảng 5-6 tất đường kính và trên cùng là "nắp khói" với cục sắc nặng để cân bằng với trọng lượng của đèn. Khi đốt, kéo đèn xuống, mồi lửa, xong đẩy đèn trở lên về vị trí cũ. Nhờ bộ phận cân bằng nên có thể kéo đèn lên xuống nhẹ nhàng. Chúng ta vẫn còn có thể tìm thấy loại đèn 3-giây nầy treo nơi gian giữa những căn nhà cổ hiện nay.

Ba tôi mua cái đèn 3-giây (ảnh trái) cho gia đình từ năm nào thì tôi không biết, nhưng khi tôi lớn lên, đã có nó rồi. Và hiện giờ, anh em chúng tôi đều trân quý nó như vật gia bảo. Tôi còn nhớ là Ba tôi chỉ cho thắp cái đèn nầy vào dịp Tết mà thôi. Và năm nào cũng vậy, trong những ngày cuối năm, chúng tôi đều phải lo quét bụi sạch sẽ và sơn lại một lớp sơn đồng mới. Hiện tại, cái đèn gia bảo nầy được treo giữa phòng khách nhà Chín Ngọc, đứa em trai trong gia đình (ảnh phải).

 
đèn 3-giây

___________________________

Đèn Hột - (Miniature Oil Lamps)
Còn gọi là "đèn hột vịt" hay "đèn bàn thờ" vì bóng đèn nhỏ và trông giống như cái trứng vịt. Thường đèn nầy được dùng để trên bàn thờ, với ngọn leo lét không bao giờ tắt, để tỏ sự tôn kính Bề trên. Đèn cao khoảng 15cm (6"). Bóng đèn màu đỏ hoặc trong suốt. Bình có thể chứa nữa chén dầu lửa và cháy được khoảng 1 tuần. Ở vùng quê, khi tối đến, người ta thường đốt những cái đèn khác bằng cách mồi lửa từ ngọn đèn nầy. Loại đèn nầy ngày nay người ta vẫn còn dùng. Mặc dù nhiều gia đình đã dùng đèn điện làm đèn bàn thờ nhưng tôi vẩn thấy còn bán trong vài tiệm tạp hoá ở Bãi-Xan.

 
Đèn hột nầy được mang về Mỹ từ nhà 8-Tướng BX (12-2009)

___________________________

Đèn Măng Sông (Pressure Lamps):

Việt nam mình gọi là măng-sông vì phát âm theo tiếng Pháp "manchon". Manchon là cái lưới bằng chỉ cô-ton có tẩm loại hoá chất đặt biệt, khi cháy phát ra ánh sáng trắng tự nhiên (full spectrum). Đèn nầy dùng dầu lửa ở độ nóng cao biến thành hơi để đốt. Đèn có quay treo để máng lên xà nhà hay để trên bàn cũng được. Cũng vì vậy mà có nơi còn gọi loại đèn nầy là "đèn măng-sông treo".

Nhân dịp về VN vào tháng 12 năm 2009, biết tôi thích sưu tầm đồ cổ, nên em rể tôi có tặng một 1 cái đèn măng-sông treo hiệu Aida nguyên là của Ông Nội chú ấy để lại. Chiếc đèn nầy loại "Aida Express 1500 Record 500CP" do công ty "AIDA Gesellschaft fur Beleuchtung und Heizung AG" của Đức quốc sản xuất vào thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939–1945).

  • Sơ lượt lịch sử đèn măng-sông Aida:
    - Năm 1866, Albert Graetz với sự cộng tác của Emil Ehrich, thành lập công ty chế tạo các loại đèn dầu gọi là "Lampen Fabrik Ehrich und Graetz OHG".
    - Năm 1909, dưới sự dìu dắt của Adolf và Max Graetz, công ty phát minh loại đèn dầu hôi, dùng hơi ép và độ nóng cao để đốt lưới măng-sông gọi là "đèn Graetz" (Việt Nam gọi là đèn măng-sông). Vào năm 1910, anh em Graetz cũng phát minh ra cách mạ chrome và kền, dùng để chống rỉ sét rất tốt. Kỷ thuật nầy đến nay vẫn còn thông dụng trong kỷ nghệ hiện đại.
    - Năm 1920, đèn Graetz có tên mới là PETROMAX, do tên lóng "Petrolium Max" để gọi Max Graetz, đang là chủ tịch của công ty. Cũng năm nầy, công ty đạt mức sản xuất một triệu đèn với nhiều loại và kích cở khác nhau.
    - Năm 1922, Max Graetz và các con đổi tên công ty thành "Erich und Graetz AG".
    -
    Năm 1942, công ty "Erich und Graetz AG" đổi tên thành "Graetz AG" và đã thu mua công ty "AIDA Gesellschaft fur Beleuchtung und Heizung AG". Lúc bấy giờ tổng số lượng sản xuất của công ty đã chiếm 80% thị trường đèn hơi ép của Đức.
    - Năm 1947, bị tàn phá bởi sự xâm lăng của quân đội Nga vào những năm cuối Đệ Nhị Thế Chiến, công ty ngưng hoạt động. Sau đó, Erich và Fritz Graetz, với sự tài trợ của chính phủ, mở lại công ty "Graetz KG" ở miền tây nước Đức.
    -
    Năm 1950-1960, công ty bắt đầu xuất cảng ra thị trường thế giới.
    - Năm 1961, Erich Graetz mất, vì không có người nối nghiệp nên công ty được điều hành bởi tổ hợp những nhà đầu tư.
    - Từ năm 1970 về sau, công ty "Graetz KG" trực thuộc tổ hợp "Allemande Heinze", chỉ sản xuất 2 loại đèn mang tên là Geniol và Petromax.
     

  • Nguyên tắc đốt sáng của đèn măng-sông:
    Dầu chứa trong bình dưới sức ép qua một hệ thống bơm bằng tay. Khi mở van, sức ép phun dầu lên qua một lổ thoát rất nhỏ và theo một ống tuýp bằng đồng (để chịu được nhiệt độ cao) dẫn đến "đầu đốt", làm bằng sành, đặt ở phần trên của đèn và nằm bên trong cái măng-sông. Tại đây, vì đầu đốt đã được hun nóng trước nhờ lửa mồi nên tia dầu, do quá nóng, biến thành hơi phực cháy. Nhờ măng-sông nên ngọn lửa phát ra ánh sáng trắng có độ sáng mạnh đến khoảng 500CP, tương đương với 400 Watts. (Candle Power = độ sáng đo bằng đèn cầy - 1CP=1 đèn cầy). Số lượng dầu và không khí phải được điều hoà theo mức cố định, điều khiển bởi một "hệ thống chỉnh" bằng tay. Một lít dầu lửa (dầu hôi) có thể đốt, ở độ sáng cao nhất, được khoảng 10 tiếng đồng hồ .

Đèn Aida có 2 loại: Loại 1250s - 125CP và loại 1500s - 500CP (Candle Power = độ sáng đo bằng đèn cầy). Chiếc đèn nầy được sản xuất vào khoảng 1942-1947, thuộc loại 1500s - 500CP, có độ sáng bằng 500 cây đèn cầy. Trông rất củ kỷ nhưng vẫn còn nguyên vẹn ngoại trừ ít rỉ sét trên choá đèn và toàn thân bị đóng teng (thân làm bằng thao có mạ kền nên không bị sét), vì đã trên 60 năm tuổi, và khung kiếng đã mất. Tôi đã mang cái đèn nầy về Mỹ và sau 2 tuần lễ tu sửa, chiếc đèn đã lấy lại được hình dạng tươi đẹp của nó như thuở nào.

[Top]




[Top]

___________________________

Đèn Hoa Kỳ - (Aladdin Mantel Lamps):

Model No 6
Model No 11
Model No 12
Model No 21
Model No 21C
Model No 23

Gọi là đèn Hoa-Kỳ vì loại đèn nầy đa số được nhập cảng từ Hoa kỳ vào Việt Nam thời Pháp thuộc. Phần nhiều đều mang hiệu Aladdin do công ty Aladdin Mantel Lamp Company, USA chế tạo và sản xuất. Cũng còn được gọi là "đèn măng-sông chưn", vì có chưn để trên bàn.

Sơ lượt lịch sử đèn măng-sông Aladdin:

Victor Samuel Johnson là người sáng lập công ty đèn Aladdin. Ông sinh năm 1882. Lúc thiếu thời, vẫn thưởng học bài dưới ánh sáng lờ mờ của những ngọn đèn đốt bằng than đá trong nông trại của cha ông tại Nebraska, Hoa kỳ. Đặc biệt là ông rất mê đọc truyện "Cây Đèn Thần Aladdin". Lớn lên, trong khi làm việc kế toán cho một công ty ở Iowa, ông nhận thấy ngọn đèn của Đức có ánh sáng trắng và mạnh nhờ lưới măng-sông. Victor Johnson mới nảy sinh ý định dùng nguyên tắc nầy để chế ra một loại đèn thông dụng cho mọi nhà. Và vào năm 1907, công ty đèn Western Lighting Company ra đời.
- Năm 1908, công ty đổi tên thành The Mantel Lamp Company, cơ xưởng đặt tại ngoại ô Chicago, Illinois USA.
- Năm 1909, công ty cho sản xuất loại đèn Aladdin. Lấy tên từ cây đèn thần Aladdin, với mục đích "thay mới những cây đèn cũ" xưa.
- Năm 1919, công ty lập chi nhánh tại Greenford, Anh Quốc. Năm 1923, tại Sydney Úc Châu, và năm 1925 tại Buenos Aires, Á-Căn-Đình. Riêng tại Anh, chi nhánh Greenford sản xuất những models sau:

     Model 14:   1933-1953

     Model 21:   1953-1963

     Model 21C: 1963-1969

     Model 23:   1969-1977

- Năm 1926, công ty The Mantle Lamp Company thu mua công ty Lippincott Glass Company ở ngoại ô Alexandria, Indiana và di chuyễn toàn bộ sản xuất về đây. Thành phố Alexandria từ nay đổi tên thành Aladdin.
- Năm 1930, công ty cho sản xuất loại đèn Aladdin mới dùng điện.
- Năm 1943, vì thế chiến thứ 2 bùng nổ, công ty ngưng chế tạo loại đèn điện để giảm nhu cầu dùng copper (trong dây điện) của quốc gia. Công ty gia tăng sản xuất lại loại đèn măng-sông dùng dầu.
- Tháng 8 năm 1943, V. S. Johnson qua đời cách đột ngột tại Washington, D.C. Con trai ông là V. S. Johnson Jr. lên nắm quyền điều hành công ty.

Công ty Aladdin Industries:

Aladdin Industries là một chi nhánh của The Mantel Lamp Company. Thành lập vào năm 1919 tại Chicago, Illinois. Chuyên về sản xuất những bình cách nhiệt đựng nước.
- Năm 1949, công ty Mantel Lamp Co. và Aladdin Ind. sát nhập thành "Aladdin Lamp Company" và dời toàn bộ sản xuất của Aladdin Ind. củ về Alexandria, Indiana.
- Năm 1953, công ty Aladdin Lamp Company dọn về Nashville, Tennessee. Và cũng từ năm nầy, nhu cầu đèn Aladdin (măng-sông cũng như điện) súc giảm tột độ. Năm 1953, công ty cho ngưng hẳn sản xuất loại đèn điện. Công ty trải qua nhiều thăng trầm trong những năm kế tiếp.
- Năm 1999, công ty đổi tên thành Aladdin Industries LLC.  Đứng đầu bởi một người ngoài gia đình họ Johnson.  Và ngày nay chủ yếu sản xuất là các loại bình nước bằng thủy tinh hay inox, các loại hộp đựng đồ ăn trưa cho nhân công hay học sinh và những dụng cụ cấm trại, săn bắn, thể thao. Và cũng năm 1999 này, Aladdin Industry nhượng lại chi nhánh chế tạo đèn cho một tổ hợp những nhà sưu tầm và đầu tư. Chi nhánh nầy đặt lại tên nguyên thủy là Aladdin Mantel Lamp Company. Cơ xưởng đặt tại Clarksville, Tennessee USA và vẫn còn hoạt động đến ngày nay.

Những mẫu đèn Aladdin sản xuất tại USA từ 1909 đến hiện tại:

 
 
Model# 
            Năm sản xuất

    1 .................... May 1909—August 1910

    2 .................... September 1910—December 1910

    3 .................... January 1911—August 1912

    4 .................... September 1912—August 1913

    5 .................... September 1913—August 1914

    6 .................... September 1914—July 1917

    7 .................... August 1917—July 1919

    8 .................... August 1919—August 1920

    9 .................... August 1920—August 1922

  10 .................... May 1921—August 1922

  11 .................... September 1922—May 1928

  12 .................... May 1928—April 1935

   A ..................... May 1932—December 1932

   B ..................... February 1933—September 1955

   C ..................... October 1955—April 1963
  21C .................. May 1963—December 1969

  23 ..................... December 1969—Present
 

 


Công dụng của
ống khói đèn (bóng đèn):
Leonardo Da Vinci (1452 - 1519) là người phát minh "ống khói đèn" vào thế kỷ 13, gọi tắt là "bóng đèn". Ngoài mục đích cản gió, công dụng chính của bóng đèn là để làm tăng thêm độ cháy sáng nhờ sức hút của không khí (cũng như những ống khói của hãng xưởng). Khí nóng trong bóng đèn nhẹ hơn khí bên ngoài nên bốc lên trên tạo nên khoảng chân không (vacuum) làm không khí bên ngoài tràn vào qua nhiều lổ nhỏ bên dưới và làm cho ngọn lửa cháy mạnh hơn. Và như vậy, ánh sáng cũng tăng thêm. Bóng đèn của Da Vinci đơn giản là một ống kim loại đặt bên trên ngọn đèn. Ngày nay bóng đèn thường được làm bằng thủy tinh trong suốt, màu đỏ (bàn thờ), hay màu trắng sửa (rất hiếm), có thể chịu độ nóng cao. Do đó, khi muốn tắt đèn, ta không nên thổi trực tiếp vô miệng bóng đèn mà nên vặn tim đèn xuống để tắt ngọn lửa (đèn măng-sông chưn), hay dùng bàn tay để thổỉ gián tiếp vào bóng đèn (đèn dầu không măng-sông).


[Top]


Cây đèn măng-sông chưn của Ba tôi:
(Aladdin Model No 21: 1953-1963) 

[exploded view]


Anh chụp tại nhà 9-Ngọc


 

Lần về VN vừa rồi, tháng 12-2009, tôi có ý muốn mang cây đèn nầy của Ba tôi sang Mỹ.  Trước là như một dấu tích để lại của Ba Má tôi, kế là để bổ túc thêm cho bộ sưu tập đèn xưa từ VN của tôi. Khi về tới Bãi-Xan, tôi mới biết là em tôi đã cho đánh bóng sạch sẽ cái đèn, sẳn sàng để tôi mang qua Mỹ. Nghĩ lại thấy nhà chú ấy cũng khang trang, sạch sẽ, có thể bảo trì tốt những cổ vật Ba tôi để lại, hơn nữa tôi thấy để cái đèn nầy ở quê mình vẫn có ý nghĩa hơn, nên tôi đã không mang nó sang Mỹ như đã định, mà sẽ tìm mua một cái khác thay thế.

Trở về Mỹ, căn cứ vào một số cận ảnh (close up) mà tôi đã chụp cái đèn của Ba tôi khi ở Bãi-xan, tôi cố tìm trong internet mà không thấy có cái nào cùng model đăng bán cả. Đành phải đấu giá mua một cái khác, trẻ hơn cái của Ba tôi 1 đời. Cuối cùng, tôi cũng mua được một cái vào ngày 11 tháng 1 năm 2010. Cái nầy làm bằng thau mạ kền, model #23, sản xuất vào khoảng 1969 tại Nashville USA. Bóng đèn bị nứt một chút nhưng là bóng nguyên thủy.

Đèn #21 và #23 chỉ khác nhau ở chổ là cái nút vặn tim đèn của #21 có hình tròn còn của #23 thì hình bát giác. Cả hai đều xài loại măng-sông khung treo (lox-on mantel). Khác loại dành cho đèn măng-sông treo. Một đểm khác biệt chính yếu giữa đèn "măng-sông treo" và "măng-sông chưn" là đèn măng-sông treo dùng sức ép phun dầu thành hơi đốt làm cháy cái lưới măng-sông để phát ra ánh sáng mạnh có thể đến 500CP. Trong khi đó, măng-sông chưn dùng tim và đốt dầu trực tiếp. Ngọn lửa từ tim đèn đốt nóng cái lưới măng-sông lên nhiệt độ rất cao và tạo ra ánh sáng trắng. Độ sáng chỉ có thể lên đến 60CP (tương đương với bóng đèn điện 40W). Đèn nầy cũng có thể đốt không cần măng-song, nhưng độ sáng chỉ tới khoảng 12CP thôi.

Còn cây đèn của Ba tôi mang hiệu Aladdin #21, làm bằng sắt mạ chrome. Sản xuất tại Greenford, Anh Quốc vào khoảng 1953-1963. Lúc tôi còn nhỏ, tôi nhớ là Ba tôi chỉ cho đốt cây đèn nầy khi nhà có khách, đám tiệc hay Tết nhất mà thôi. Thường nó đưọc cất kỷ trong tủ kính. Vì đèn có bóng cao nên Ba tôi phải khoét một lổ trống ở ngăn tủ trên mới để cái đèn vô được. Mỗi khi đốt cái đèn măng-sông nầy là chúng tôi vui thích lắm vì nó "sáng như ban ngày".

(Công ty Aladdin thành lập chi nhánh ở Anh vào năm 1919. Bắt đầu từ năm 1963 về sau, công ty chính ở Mỹ không sản xuất 2 mẫu đèn 21 và 23 nữa mà chỉ nhập cảng từ chi nhánh ở Anh hay các nước khác như Australia, HongKong hay Brasil mà thôi).

[Top]

Đèn Aladdin Model No23
(1963, purchased Dec.27-2009, $68.50)
[exploded view]

Đèn Aladdin Model No6
(9/1914 - 7/1917 purchased Feb. 18-2010, $27.00)
[exploded view]

Mẫu đèn Aladdin số 6 nầy đã đoạt huy chương và trong hộ chơ quốc tế (Panama-Pacific International Exposition) tổ chức tại San Francisco, USA năm 1915. Model 6 dùng 3 loại vặn tim khác nhau (xem hình). Cái tôi có thuộc mẫu sản xuất năm 1916. Dùng ống khói cao với bọng đèn tròn hơn của model #23.

- Loại không đóng dấu năm: sản xuất năm 1914
- Loại đóng dấu chìm: sản xuất năm 1915 (Huy chương vàng Triển Lãm QT)
- Loại có dấu "năm" nổi: sản xuất năm 1916
- Loại không đóng dấu "năm": sản xuất năm 1917 trở đi.


Model No6 (1915, purchased Feb.17-2010)





Đèn Aladdin Model No21C
(1963 - 1969 purchased Jan. 2010, $16.75)
[exploded view]

Đèn dưới đây là loại không có chưn dùng để trên kệ sách hay đặt bên trong đèn 3-giây. Bóng đèn có thể xài loại ngắn hay loại cao như đèn 23 cũng được.


(bóng đèn không phải loại Aladdin)





 

Đèn Aladdin Model No 12
(1928 - 1935 purchased Mar. 1-2010, $39.61)
[exploded view]

Bán tại Hoa Kỳ từ 1928 đến cuối năm 1935
Bán tại Anh từ 1928 đến cuối năm 1935
Bán tại Úc từ 1930 đến cuối năm 1943
Models đặc biệt, bán trong một thời gian ngắn tại Á Căn Đình và Pháp.

Đèn Aladdin model 12 nầy được tân trang toàn diện và cũng là model cuối cùng dùng kỷ thuật "center-draft" (center-draft dùng 1 ống tuýp ở giữa đèn để cung cấp oxigen cho ngọn lửa cháy bằng tim đèn loại tròn).  Và đồng thời, với model 12 nầy, công ty Aladdin Mantel Lamp Co. giới thiệu đến người dùng những cải tiến mới như:

- Ống khói mới loại "Lox-on", có thể cài chặc với họng đèn.
- Măng song mới cũng mang tên "Lox-on".
- thêm loại khung giảm sáng (shade) làm bằng thủy tinh với nhiều mẫu mả.

Cũng vì những đổi mới trên mà model 12 nầy được tung ra thị trường với nhiều phiên bản khác nhau cho người dùng túy thích chọn lựa.


Đèn Aladdin No. 12 của tôi sau khi "tắm rửa" xong. Not too bad!

Đèn Aladdin Model No11
(
9/1922 - 5/1928, purchased Mar. 08-2010, $36.35)
[exploded view]

Ông cụ đèn nầy cũng gần 100 tuổi nên da của cụ đã trổ đồi mồi, tay chân cụ run lẩy bẩy. Nhưng mà nhất định sau khi cho cụ tắm rửa và tẩm quất thì cụ sẽ "hồi xuân" ngay.

Loại nầy là loại thấp, có thể để trên kệ sách hay máng vào trong khung treo để treo lên trần nhà hay vách tường rất đẹp. Bóng đèn thì vẫn còn dùng loại heel-less R910. Đây là model cuối dùng loại bóng nầy. Măng song thì xài loại KoneCap N146.



Đèn Eagle
(Loại đèn chong cầm tay - purchased: Jan. 2010, $22.00)

Loại đèn nầy dùng tim dẹp, rất nhẹ và đơn giản. Phía sau có quay để máng lên vách và bình dầu có lổ xỏ ngón tay để tiện việc di chuyễn. Đèn do hãng Eagle Lamps Company USA sản xuất vào thời Đệ Nhị Thế Chiến.

Đèn dầu của Đức (thời đệ nhị thế chiến)

Đèn Bóng VN:
Tôi tìm hoài mà vẫn chưa mua được loại đèn xưa nầy.


(photo: internet)


Đèn Măng-Sông và Đèn Hoa Kỷ
(Chicago Feb. 18-2010)


[Top]